Ads 468x60px

Sample text

Sample Text

Tổng quan vùng Tây Bắc

Tổng quan vùng Tây Bắc
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).


Địa lý
Không gian địa lý: Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía Nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Đặc điểm địa hình: Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phông Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức sông Hồng). Thượng nguồn của sông Mã cũng ở trên vùng đất Tây Bắc.
Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh là các bồn địa ở Tây Bắc. Còn Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản là các cao nguyên ở đây.

Hành chính
Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai.

Các sắc tộc và Văn hóa
Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe. Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác.

Lịch sử
Tại vùng Tây Bắc thời Pháp thuộc đã lập ra xứ Thái tự trị. Năm 1955 Khu tự trị Thái-Mèo được thành lập, gồm 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ, và đến năm 1962 gọi là Khu tự trị Tây Bắc. Khu tự trị này giải thể năm 1975.

Điều kiện Khí hậu
Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam.
Vì vậy, trừ khi do ảnh hơởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc.

Nông, Lâm, ngư nghiệp
Tây Bắc là vùng có đất đai tương đối rộng, thổ nhưỡng phong phú, có tiềm năng lớn để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Đặc biệt thích ứng cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, ôn đới, các loại rau, củ, quả vùng cao như: gạo, đặc sản, ngô, đậu tương, chè San Tuyết, bưởi, hồng, thảo quả, quế, táo, lê và chăn nuôi trâu, bò, dê.
Thời gian qua, mặc dù hạn hán xảy ra liên tục trên diện rộng hàng năm, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, sản lượng lương thực tăng khá, gia cầm phát triển ổn định, việc trồng rừng sản xuất, chương trình phát triển cây cao su ở một số tỉnh trong vùng được triển khai tích cực, sản xuất nông nghiệp phục hồi rõ nét. Đến nay, hầu hết các tỉnh tự cân đối được nhu cầu lương thực.
Hiện đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung: (i) chè: 86 nghìn ha, sản lượng 400 nghìn tấn/năm (tại Yên Bái, Sơn La); (ii) cây ăn quả: 180 nghìn ha; (iii) cao su: sau thời gian thí điểm từ năm 2007 – 2009 đã trồng đại trà tại Vùng Tây Bắc với gần 16 nghìn ha, hết năm 2010 đạt khoảng 42 nghìn ha - điều này đã mở ra hướng đi mới cho Vùng.

Liên hệ đặt tour: Mr. Tú:  0988 757 689. - Mr.Thương: 0969 226 898
SINHCAFE HANOI
Địa chỉ:Số 4 Ngõ 38B, Lý Nam Đế, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại:+84.4.3747 8557 - 3747 3838 * Fax: +84.4.3747 8556

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Tổng số lượt xem trang

Văn Phòng Sinhcafe Hà Nội

Mr Bin